Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Vừa thỏ thẻ muốn cắt mái, Chi Pu ngay lập tức bị fan "phản dame" với kiểu tóc "sai trái" thời còn non dại

Nhắc đến Chi Pu là nghĩ ngay đến cô nàng xinh đẹp, ảnh nào đăng tải cũng dân tình xuýt xoa không ngớt. Ngỡ rằng người như Chi Pu thì chẳng kiểu tóc hay style nào có thể dìm, vậy nhưng hóa ra nữ ca sĩ lại bị chính fan "bóc phốt" tạo hình dìm nhan sắc đến chẳng muốn nhìn Biên dịch lại.

Thử bao nhiêu tạo hình, đổi bao nhiêu style thì Chi Pu vẫn xinh xuất sắc.

Mới đây, cô nàng còn thỏ thẻ ước muốn cắt tóc mái ngang để thay đổi hình ảnh.

Vừa thỏ thẻ muốn cắt mái, Chi Pu ngay lập tức bị fan phản dame với kiểu tóc sai trái thời còn non dại - Ảnh 2.

Hội fan "cây khế" cũng được dịp vào hiến kế cho thần tượng. Nhưng thương thay cho Chi Pu, cô lại được gợi ý ngay kiểu tóc dìm nhan sắc đến mức muốn từ bỏ ngay ý định.

Vừa thỏ thẻ muốn cắt mái, Chi Pu ngay lập tức bị fan phản dame với kiểu tóc sai trái thời còn non dại - Ảnh 3.

Quả là không ai hiểu thần tượng bằng fan, Chi Pu xinh rất xinh nhưng tạo hình tóc mái ngố tàu trên lông mày lại khiến nhan sắc của cô trông thật "thắm thơm" chứ nào còn vẻ sang chảnh thường thấy.

Vừa thỏ thẻ muốn cắt mái, Chi Pu ngay lập tức bị fan phản dame với kiểu tóc sai trái thời còn non dại - Ảnh 4.

Có người lại rủ rê cô vừa cắt vừa nhuộm giống Kim Da Mi trong "Tầng Lớp Itaewon".

Vừa thỏ thẻ muốn cắt mái, Chi Pu ngay lập tức bị fan phản dame với kiểu tóc sai trái thời còn non dại - Ảnh 5.

Có fan thì lôi cả bé Sa ra làm ví dụ cho Chi Pu lấy cảm hứng cắt tóc. 

Vừa thỏ thẻ muốn cắt mái, Chi Pu ngay lập tức bị fan phản dame với kiểu tóc sai trái thời còn non dại - Ảnh 6.

Đúng là khổ thân Chi Pu quá mà, vừa muốn cắt tóc là bị chính fan vào dìm tơi tả!

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

Những người Việt trở về từ Vũ Hán

"Cơn ác mộng bắt đầu từ ngày 25/1, khi tôi bị sốt", Châu An, 29 tuổi, nghiên cứu sinh ngành báo chí truyền thông tại một đại học ở Vũ Hán (Trung Quốc) nói. Cô về nước từ đầu tháng và vẫn sinh hoạt bình thường.

Nhưng khi An bị sốt, cùng thời điểm dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, tất cả những người xung quanh cô hoang mang. Những khu chung cư, nơi An từng sống vội vã khử trùng, lên danh sách những người từng tiếp xúc với An để cách ly. Bố mẹ cô đi tới đâu, người xung quanh tự động tản đi chỗ khác, lấy tay che miệng.

Cô nhập viện trong trạng thái hâm hấp nóng, đổ mồ hôi và ớn lạnh. Sau 5 ngày, kết quả xét nghiệm cho thấy An âm tính với nCoV - chủng virus gây bệnh viêm phổi cấp Vũ Hán. Bệnh viện kết luận: Sốt rét.

"Vui một nhưng nỗi buồn lớn gấp nhiều lần", cô gái 29 tuổi nói. Từ 28/1, tờ khai thông tin của Châu An với cơ quan y tế, trong đó có từ địa chỉ nhà ở tại Dịch Vọng (Cầu Giấy) và Liên Mạc (Mê Linh), số điện thoại của An và bố, tên trường... bị phát tán lên mạng.

Châu An đã buồn và khóc nhiều những ngày qua khi thông tin cá nhân bị phán tán lên mạng xã hội. Ảnh: NVCC.

Châu An đã buồn và khóc nhiều những ngày qua khi thông tin cá nhân bị lộ trên mạng xã hội. Ảnh: NVCC.

"Mình đã nhận khoảng 40 cuộc điện thoại. Có người quen gọi đến, câu đầu tiên hỏi là: 'Mày dương tính với virus Corona à?'. Nhiều người lạ gọi đến mắng chửi suốt một tuần nay", An chia sẻ. Có những hôm đến nửa đêm vẫn có số lạ gọi chửi khiến cô gái bật khóc nức nở.

Châu An xuất viện sáng 31/1. Tình hình sức khoẻ của cô đã được cập nhật đến người dân ở chung cư để mọi người bớt hoang mang. Tuy nhiên những bài báo và bài đăng trên Facebook tiếp tục lan truyền. Những cú điện thoại gọi đến mắng chửi vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Hơn hai tuần tù đày là cảm giác của Trần Minh Tuấn, 20 tuổi, sinh viên ngành công Công ty dịch thuật Đồng Nai nghệ thông tin ở Vũ Hán. Tuấn thuộc nhóm sinh viên cuối cùng về nước vào ngày 17/1. "Tôi biết về dịch từ khi còn ở trường nhưng không hề nghĩ nó nguy hiểm. Tới khi về đến cửa khẩu đã thấy bị kiểm tra rất kỹ, về đến nhà thì cảm thấy mọi người đề phòng mình", Tuấn chia sẻ.

Trong ngôi nhà ở Trực Thái, Nam Định, Minh Tuấn chủ động cách ly với 7 thành viên trong gia đình và giam mình trong phòng suốt ngày. Tất cả những cuộc gặp mặt bạn bè, kế hoạch đi du xuân phải huỷ. Tuấn thậm chí cũng không dám ra ngoài chơi thể thao. "Tôi thường ăn cơm một mình sau cùng, hoặc có người mang đến đặt trước phòng", cậu nói.

Đêm mùng Một Tết, cậu buồn chân nên ra hóng gió trước cổng chừng 15 phút. Không ngờ trưa mùng Hai cậu mệt, sốt 37,5 độ. Ba tiếng sau, Tuấn có mặt ở Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

Ngay khi lên viện, thân nhiệt Tuấn đã về bình thường, nhưng vẫn phải chờ kết quả xét nghiệm nên chàng trai buộc phải ở phòng cách ly. Vì không muốn phiền ai nên cậu tự chăm mình 6 ngày ở viện, "khổ nỗi đúng những ngày lễ Tết nên không thể ăn gì khác ngoài cơm căng tin".

"Rất buồn bực vì khoẻ mạnh mà phải giam mình trong 4 bức tường trắng toát và bị gán cho dính virus Corona, lại thêm thông tin cá nhân bị phát tán lên mạng", chàng trai trẻ bộc bạch.

Sáng 31/1, kết quả xét nghiệm cho biết Tuấn chỉ bị... cúm thông thường.

Minh Tuấn được chẩn đoán bị J11-cúm, virus không định danh, là bệnh cúm thường tự khỏi sau khoảng 3 ngày. Ảnh: NVCC.

Minh Tuấn được chẩn đoán bị J11-cúm, virus không định danh, là bệnh cúm thường tự khỏi sau khoảng 3 ngày. Ảnh: NVCC.

Nguyễn Thái Khang, giảng viên ở một trường đại học tại Hà Nội và đang làm nghiên cứu sinh ở Vũ Hán cũng có trải nghiệm tương tự. Dù anh về nước đã hơn nửa tháng - qua thời gian ủ bệnh viêm phổi Vũ Hán - nhưng vẫn bị xa lánh. "Sáng mùng 5 mình đến trường chúc Tết thầy cô thì không ai dám bắt tay, nói chuyện mà đứng cách mình 2 mét. Có thầy cô nói thẳng không cần mình chúc Tết nữa", Khang cho hay.

Khổ tâm nhất với Khang là không gặp được một người bạn nào. Gọi họp lớp, ai nào cũng "tránh như tránh tà". Đến khi lớp họp cũng loại anh ra.

Tính đến ngày 1/2, số người chết do nCoV tăng lên 259, số ca nhiễm tại Trung Quốc tăng lên 11.791. Tình hình bệnh vẫn diễn biến phức tạp khiến Khang lo chưa biết bao giờ mới quay lại trường học, trong khi anh đang cần tài liệu làm luận án. Nhưng Khang thấy "những rắc rối của mình vẫn chưa thấm gì với các bạn bị mắc kẹt lại Vũ Hán".

Theo chị Thu Hằng, chủ nhiệm hội sinh viên Việt Nam tại Đại học KHKT Hoa Trung, Vũ Hán thì 27 sinh viên Việt học ở trường này đều chia sẻ những trải nghiệm bị kỳ thị khi trở về nhà ăn Tết. Điển hình trong đó là trường hợp của Châu An và Minh Tuấn do bị tung thông tin cá nhân lên mạng.

Năm nay, Hằng đón một cái Tết khác hẳn các năm, khi người thân, bạn bè biết cô từ vùng dịch trở về đã chủ động nói "thăm hỏi qua điện thoại là được". Hơn nửa tháng vừa qua cô hầu như chỉ loanh quanh trong nhà, ngoài vườn ở Ứng Hoà, Hà Tây. "Tết năm nay đỡ hẳn tiền mừng tuổi", cô đùa.

Những sinh viên như Hằng được Đại sứ quán, Sở y tế Hà Nội hay Hội lưu học sinh thành phố Vũ Hán quan tâm, ngày nào cũng hỏi tình trạng sức khoẻ. Đó là động viên giúp họ đỡ phần cô độc.

Phan Dương

* Tên một số nhân vật đã thay đổi

Mít Thái miền Tây bí đầu ra

Mít Thái trồng tại huyện Châu Thành, tình Hậu Giang được bao trái. Ảnh: Cửu Long

Mít Thái trồng tại huyện Châu Thành, tình Hậu Giang được bao trái. Ảnh: Cửu Long

Năm công mít Thái (5.000 m2) của gia đình đến kỳ thu hoạch đợt thứ nhất với sản lượng khoảng năm tấn nhưng không bán được khiến ông Nguyễn Văn Khanh, ở xã Phú Hữu, huyện Châu Thành "đứng ngồi không yên". Thị trường Trung Quốc ngưng nhập hàng, các vựa ở địa phương ngưng hoạt động, thương lái không mua.

"Mít thu hoạch giờ chỉ bán cho các chợ và quầy sạp dọc đường với giá rất thấp; giá ngày 30/1 là 10.000 đồng mỗi kg, nay giảm còn 7.000 nhưng không ai mua", ông Khanh nói và cho biết vào thời điểm này năm ngoái, nông dân Hậu Giang bán mít với giá 50.000-70.000 đồng mỗi kg, thương lái lùng tới nhà đặt cọc, trả tiền trước.

Nhiều nông dân khác ở huyện Châu Thành đốn bỏ vườn cây ăn trái đặc sản như măng cụt, chôm chôm, bưởi Năm Roi... để trồng mít Thái cũng đang rất lo lắng vì đầu ra ách tắc.

"Trước đây, vào vụ cơ sở, tôi thu mua khoảng 10 tấn mít mỗi ngày. Nhưng trước Tết Công ty dịch thuật Đồng Nai Nguyên đán 2020, đầu mối bên Trung Quốc thông báo ngưng nhập hàng, chờ đến khi dịch viêm phổi được khống chế nên mình phải ngưng mua vào", ông Trần Văn Thanh, chủ vựa mít ở Hậu Giang nói.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang Trần Chí Hùng cho biết, trước tình hình đột xuất này bà con nông dân cần hết sức bình tĩnh, cắt vụ, dưỡng cây. Chờ khi thị trường khôi phục trở lại thì tập trung cho mít ra trái để có sản phẩm bán.

Một vườn mít Thái vừa xuống giống ở Hậu Giang. Ảnh: Cửu Long

Một vườn mít Thái vừa xuống giống ở Hậu Giang. Ảnh: Cửu Long

"Hiện diện tích mít Thái quá lớn, trên 3.000 ha, tăng hơn 2.000 ha so với năm 2018 (chủ yếu ở hai huyện Châu Thành và Châu Thành A), nhưng đầu ra sản phẩm chủ yếu phụ thuộc Trung Quốc", ông Hùng nói và khuyến cáo để tránh rủi ro, người dân không nên ồ ạt phá bỏ vườn cây ăn trái đặc sản chuyển qua trồng mít.

Tại Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang..., nhiều nông dân trồng mít Thái cũng đang lo lắng vì khó tiêu thụ dù giá giảm mạnh.

Cửu Long

Trung Quốc đề nghị EU hỗ trợ

Trong cuộc điện đàm hôm nay với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Thủ tướng Lý Khắc Cường bày tỏ hy vọng EU tạo điều kiện mua vật tư y tế từ các quốc gia thành viên của khối thông qua "kênh thương mại", thông cáo của chính phủ Trung Quốc cho biết.

"Chúng tôi sẵn sàng tăng cường trao đổi thông tin, chính sách và công nghệ, đồng thời hợp tác cùng tổ chức quốc tế bao gồm EU", Thủ tướng Trung Quốc cho hay.

Thủ tướng Lý Khắc Cường (thứ hai từ bên phải) tới thăm Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh ở Bắc Kinh hôm 30/1. Ảnh: Reuters.

Nhân viên sản xuất khẩu trang tại công ty vật tư y tế ở thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc hôm 27/1. Ảnh: AFP .

Ông Lý cho biết chính phủ Trung Quốc luôn đặt vấn đề an toàn và sức khỏe của người dân lên hàng đầu và đang nỗ lực ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh theo cách minh bạch và bài bản. Công việc hiện tại là kiềm chế dịch lây lan, điều trị cho bệnh nhân và đảm bảo cuộc sống bình thường cho người Trung Quốc và người nước ngoài tại đây, thông cáo cho biết thêm.

Bà Ursula von der Leyen cho hay EU sẽ cố gắng hết sức và phối hợp tất cả nguồn lực cần thiết để hỗ trợ Trung Quốc.

Trung Quốc đang vật lộn với dịch viêm phổi cấp do Công ty dịch thuật Đồng Nai chủng virus mới thuộc họ corona (nCoV) gây ra, trong bối cảnh hệ thống y tế nước này dần "cạn kiệt" giường bệnh và vật tư khác. Dịch đã khiến 259 người tử vong tại Trung Quốc và hơn 12 người nhiễm bệnh trên toàn thế giới.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc ước tính Hồ Bắc cần 100.000 trang phục và thiết bị bảo hộ mỗi ngày, nhưng 40 nhà sản xuất của Trung Quốc chỉ cung cấp được tổng cộng 30.000 chiếc mỗi ngày.

Các hoạt động tiếp tế cho Trung Quốc đã được đẩy mạnh từ hôm 30/1 khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố dịch viêm phổi cấp là tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Hàn Quốc, Nhật Bản và các đại sứ quán Trung Quốc đang chuyển hàng tấn vật tư y tế viện trợ cho Bắc Kinh.

Thanh Tâm (Theo CNN )